Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền để làm gì?
Trong thế giới ngày nay, tiền bạc thường được coi là mục tiêu tối thượng, là thước đo thành công và hạnh phúc. Nhiều người mải mê kiếm tiền, mà không nhận ra rằng sức khỏe – một yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hạnh phúc – đang bị đặt sang một bên. Có một nghịch lý đáng buồn là nhiều người kiếm tiền chỉ để chữa bệnh hoặc đối phó với hậu quả của việc bỏ bê sức khỏe.
Vậy mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền là gì? Tiền bạc và sức khỏe ảnh liên quan như thế nào và cách cân bằng 2 yếu tố trên là gì? Mời bạn cùng Tiến Khang tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền để làm gì?
Kiếm tiền để làm gì?
Tiền nhiều để làm gì? Có lẽ, câu hỏi này có hàng vạn câu trả lời khác nhau nhưng một điểm chung mà ta có thể nhận thấy rằng là tiền bạc không phải là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta theo đuổi. Tiền chính là công cụ giúp đạt được những mục tiêu và ước mơ của cuộc sống. Có thể bạn kiếm tiền để có một mái ấm ổn định, để học hỏi và phát triển bản thân, hoặc để thực hiện các kế hoạch du lịch và trải nghiệm cuộc sống.
Tuy nhiên, khi tiền bạc trở thành mục tiêu sống chính, nó có thể khiến chúng ta quên mất những giá trị cơ bản và sức khỏe là một trong số đó. Tiền có mua được hạnh phúc? Việc có nhiều tiền không đảm bảo hạnh phúc nếu không có sức khỏe. Thực tế, sức khỏe tốt là điều kiện tiên quyết để tận hưởng cuộc sống, làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra.

Hệ lụy của việc bỏ bê sức khỏe để kiếm tiền
Khi chất lượng đời sống được cải thiện, người ta lại mắc thêm nhiều bệnh chỉ vì mải mê kiếm tiền mà không giữ gìn sức khỏe của mình. Một số công việc mang tính chất giao lưu như kinh doanh, bắt buộc chúng ta phải tham gia các buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt, sử dụng chất kích thích,... mới có thể kiếm ra tiền. Việc ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, đồ ngọt, chất có cồn như vậy dẫn đến lượng mỡ trong máu cao, đường huyết trong máu cao, rồi tiểu đường, rồi cao huyết áp, đột quỵ hay cả nhồi máu cơ tim.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy có rất nhiều người mắc bệnh, những căn bệnh hiểm nghèo, khó có thể chữa trị. Trước kia, những căn bệnh mang tên ung thư, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống rất lạ lẫm với nhiều người. Còn hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng, những cái tên đó từ ít trở thành nhiều, từ lạ trở thành quen.
Điều tai hại nhất mà con người chúng ta mắc phải chính là sự tự hủy hoại cuộc sống của mình. Khi mà bản thân bạn vẫn còn tin tưởng rằng mình hãy còn khỏe mạnh thì chúng ta lại đã ngấm ngầm bị bệnh từ lúc nào không hay. Bởi vì, khi bệnh tật đến chúng không có bất kỳ thông báo nào cả.
Chỉ đến khi đặt lưng trên giường bệnh, người ta mới có thể hiểu được rằng cho dù có tài giỏi đến đâu, dù có tiền nhiều bao nhiêu, không có sức khỏe thì cũng không thể tận hưởng được gì. Chạy theo đồng tiền, trở nên giàu có, rồi đến khi bệnh tật bủa vậy thì cuộc sống đâu còn nhiều ý nghĩa.
Nhiều người đã phải tiêu tốn một phần lớn tài sản của mình để chữa bệnh, điều này cho thấy sự quan trọng của việc duy trì sức khỏe ngay từ đầu. Việc bỏ qua sức khỏe có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy nhược tinh thần, suy thận ở người trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến chúng ta phải đối mặt với những chi phí lớn hơn về sau. Một điều đáng sợ hơn nữa là khi bạn có rất nhiều tiền trong tay nhưng không thể nào chữa nổi căn bệnh bạn mang trong người.
Làm thế nào để vừa kiếm tiền vừa có thể lo cho sức khỏe?
Như vậy, để thực sự tận hưởng những thành quả từ công việc, những đồng tiền mà ta kiếm ra không trở nên vô nghĩa, chúng ta cần phải biết cách cân bằng giữa việc kiếm tiền và sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
-
Xác định và phân bổ thời gian cụ thể cho công việc, học tập, ăn uống và nghỉ ngơi để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống trong một ngày 24 giờ đồng hồ.
-
Tham gia khóa học, hội thảo về dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và quản lý căng thẳng để cải thiện sức khỏe và chăm sóc bản thân.
-
Thăm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, để kiểm soát tình trạng sức khỏe.
-
Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo bão hòa. Bạn có thể áp dụng ăn theo thực dưỡng, nên ăn thực phẩm câu số 5 và tránh hoàn toàn câu số 3. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, cải thiện sức khỏe tổng quát.
-
Duy trì hoạt động thể chất đều đặn, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, yoga, tập gym, để cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng lý tưởng và giải căng thẳng hiệu quả.
-
Quản lý căng thẳng tâm lý, thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hít thở sâu và tham gia các hoạt động giải trí để bớt lo âu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
-
Hít vào thở ra đều đặn, tham khảo các bài tập hít thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn Văn Hưởng.
-
Tham gia các hoạt động tình nguyện, kết nối với nhiều người để cải thiện cuộc sống.
-
Dành ra một số tiền để mua bảo hiểm sức khỏe, sau này có thể giảm gánh nặng tài chính khi cần chăm sóc y tế, từ đó, bảo vệ tài chính và đảm bảo tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời.
-
Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya, nên dậy sớm để tắm nắng, cung cấp năng lượng cho ngày làm việc hiệu quả.
Tiền bạc là một phần quan trọng của cuộc sống, nhưng sức khỏe là nền tảng không thể thiếu để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Việc kiếm tiền nên được xem là một công cụ giúp bạn đạt được mục tiêu và sống một cuộc đời đầy đủ. Tuy nhiên, để thực sự tận hưởng những thành quả từ công việc, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc sức khỏe của mình. Bằng cách thiết lập thói quen lành mạnh, quản lý thời gian hiệu quả, chế độ ăn uống hợp lý và lối sống thuận tự nhiên, bạn có thể đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Từ đó, đồng tiền mà bạn miệt mài kiếm ra mới thực sự có giá trị.
=> Lúc tuyệt vọng hãy đến bệnh viện để quý trọng sức khỏe
=> Không có điều kiện ra biển phải làm sao?
=> Con người đang tự hủy hoại cuộc sống của mình